VẾT THƯƠNG DO NẰM LÂU VÀ CÁCH CHỮA TRỊ!

 Lở loét da là một vấn đề rất thường thường gặp ở những người nằm lâu, không thể tự đi lại ví dụ như: người sau tai biến, người già yếu, người bệnh nặng, hôn mê… Những vết thương này thường không được đánh giá đúng mức dẫn đến chăm sóc sai lầm nên rất lâu lành. Đặc biệt, với những trường hợp tự chăm sóc tại nhà, vết thương có thể rất nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và thậm chí cả tính mạng. Hãy cùng Y KHOA HOÀNG GIA tìm hiểu cách chăm sóc loại vết thương này nhé!

 – Vì sao người nằm lâu lại bị lở loét da?

Có hai nguyên nhân chính gây ra hai kiểu vết thương ở người nằm:

Cơ chế gây loét do tì đè

  • Do đè cấn: Vì người bệnh bị yếu liệt hoặc mất cảm giác vùng vết thương nên dù bị đè cấn cũng không tự thay đổi tư thế được. Vùng vết thương bị sức nặng cơ thể đè trên mặt giường quá lâu dẫn đến thiếu máu nuôi. Loại vết thương này ban đầu chỉ là một mảng da chai cứng, khô, màu nâu hoặc đen có thể viêm đỏ xung quanh; nếu nặng hơn sẽ bị mất lớp da, lộ gân cơ thậm chí đến xương, bốc mùi hôi, có thể có mủ vàng hoặc xanh. Vị trí vết thương thường ở dưới thắt lưng, hai bên đầu xương đùi, mắt cá chân, gót chân…..

Vết loét tì đè mấu chuyển  xương đùi

  • Do viêm da: Vì người bệnh không thể tự làm vệ sinh nên mồ hôi, phân, nước tiểu… tiếp xúc với da trong thời gian dài gây viêm da. Loại vết thương này có thể kết hợp với đè cấn tạo thành một vết thương cực kỳ phức tạp và khó chữa trị.Vết thương dạng này thường là một mảng hăm đỏ, mụn nước hay phồng rộp da. Dần dần, các lớp da bị bong ra kèm theo rỉ nước vàng. Thường gặp ở vùng bẹn-đùi-hậu môn, dưới nách, nếp lằn cổ hoặc bụng ở người béo.

Ngoài ra, còn có các nguyên nhân phụ góp phần gây ra và làm nặng thêm vết thương như:

  • Ăn uống kém
  • Người cao tuổi
  • Đái tháo đường
  • Các bệnh mạn tính khác: tim mạch, bệnh thận, …

   – Chữa trị vết như thế nào?

+ Vết thương do nằm lâu rất dễ mắc nhưng rất khó để chữa lành và chi phí để chữa trị rất tốn kém. Vì vậy, cần tích cực phòng chống vết thương ở người nằm lâu. Những phương pháp phòng ngừa hiệu quả:

  • Xoay trở tư thế mỗi 2-3 giờ/lần.
  • Sử dụng nệm hơi chuyên dụng, có chức năng nâng đỡ luân phiên từng vùng của cơ thể.
  • Xoa bóp và sử dụng các loại thuốc làm tăng tuần hoàn như: SANYRENE.
  • Vệ sinh da với nước và xà phòng tối thiểu 2 lần/ngày, đặc biệt là các vùng nách, bẹn….
  • Sử dụng tã lót có độ thấm hút tốt.
  • Các dạng thuốc tạo màng bảo vệ da: CAVILON, NACURO…
  • Cho người bệnh ăn uống đầy đủ dinh dưỡng

   

Dung dịch bảo vệ da CAVILON                                              Hệ thống nệm hơi chống loét

+ Khi vết thương đã xảy ra, tuỳ theo mức độ mà chọn cách chăm sóc phù hợp. Nguyên tắc cơ bản là làm sạch và giữ ẩm vết thương, ngừa nhiễm trùng, tạo điều kiện để da tự tái tạo lại.

– Những sai lầm thường gặp

+Với những vết thương rộng, mức độ 2 trở lên, cần có ý kiến chuyên gia về vết thương. Việc tự chăm sóc có thể làm vết thương nặng hơn và khó chữa trị hơn. Một số sai lầm thường gặp khi chăm sóc vết thương ở người nằm lâu:

  • Sử dụng băng gạc không đúng hoặc không băng che chở vết thương. Vết thương không được che chở tốt sẽ thiếu hoặc thừa độ ẩm làm lở loét nặng hơn (cách chọn băng gạc phù hợp với vết thương)

           Loét vùng cụt hoại tử đen do thiết máu 

  • Lạm dụng thuốc sát trùng. Đa số vết thương không cần sử dụng thuốc sát trùng, nó không giúp giảm nhiễm trùng mà còn làm chậm lành vết thương. Loại thuốc rửa vết thương an toàn nhất là nước muối sinh lý. (NaTri Clorua 0,9%).( cách chọn dung dịch rửa vết thương)

Vết thương cuốn mép, chậm lành do dùng dung dịch sát trùng i-ốt

  • Không giải quyết nguyên nhân. Dù chăm sóc tại chỗ có tốt đến đâu mà nguyên nhân gây vết thương vẫn còn thì vết thương sẽ không thể lành và tái phát là chuyện sớm muộn.

Hãy liên hệ với Bác Sĩ hoặc nhân viên chăm sóc để có được lời khuyên đúng đắn!

Hy vọng với những chia sẻ trên đây, Y KHOA HOÀNG GIA sẽ phần nào giúp quý độc giả có thêm kiến thức về vết thương ở người nằm lâu.

Thân ái!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *