Cách lựa chọn dung dịch rửa vết thương tại nhà

Vết thương là một vấn đề sức khỏe thường gặp,
bất kể tuổi tác, công việc hay thời gian. Vì vậy, chăm sóc vết thương là một kiến
thức quan trọng mà mỗi người cần tự trang bị để giữ gìn sức khỏe cho bản thân
và những người xung quanh. Trong chăm sóc vết thương, lựa chọn đúng dung dịch rửa
vết thương góp phần quan trọng để vết thương mau lành, tránh để lại các biến chứng:
sẹo, nhiễm trùng, lỗ dò…

Vậy thế nào là một dung dịch rửa vết
thương phù hợp? 

Hãy cùng Y khoa Hoàng Gia tìm hiểu qua bài viết này nhé

Một dung dịch rửa vết thương được xem là phù hợp khi đáp ứng các yêu cầu sau: (theo thứ tự ưu tiên giảm dần)

  •         Có khả năng làm sạch tốt bề mặt vết thương.
  •         Làm giảm sự phát triển của vi sinh vật trên nền vết thương.
  •         Ít hoặc không gây tổn thương mô lành.
  •         Không gây tác dụng toàn thân khi dung tại chỗ.
  •         Ít gây khó chịu cho người bệnh khi dùng.
  •         Phù hợp với điều kiện tài chính của người dùng. 

Dưới đây là một số dung dịch rửa vết thương thường dùng :

1. Nước muối sinh lý (Natri clorua 0,9%)

 

Đây là loại dung dịch phổ biến nhất, thường dùng nhất và có giá thành rẻ nhất. Thành phần bao gồm nước cất và muối ăn tinh khiết ở nồng độ 0,9%. Nồng độ này tương đương với các dịch trong cơ thể nên khi dùng không gây tổn thương tế bào và ít đau rát. Dung dịch trong suốt nên không gây nhuộm màu vết thương, giúp dễ quan sát sự lành thương. Nước muối có khả năng làm ẩm và làm mềm vết thương giúp cho việc làm sạch dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nó không có khả năng phá vỡ lớp màng biofilm do vi khuẩn tạo ra cũng như không có khả năng sát khuẩn nên ít hiệu quả nếu dùng trên vết thương nhiều dịch nhầy hoặc có nhiễm trùng. Do những tính chất kể trên, trong y tế, nước muối sinh lý được xếp vào nhóm dung dịch rửa chứ không phải là dung dịch sát khuẩn và có thể dùng trên mọi kiểu loại vết thương.

2. Cồn

Là loại dung dịch sát khuẩn khá phổ biến trước đây do dễ chế tạo và giá thành rẻ. Ngày nay, cồn chủ yếu được dùng để sát khuẩn da hơn là dùng trên vết thương. Thành phần chủ yếu là ethanol trong nước cất với nhiều nồng độ từ 50-95% thể tích. Trong đó, nồng độ 70% cho hiệu quả sát khuẩn tối ưu nhất. Cồn có khả năng sát khuẩn nhanh, phổ rộng nhưng khả năng sát khuẩn chỉ ở mức trung bình, không diệt được bào tử vi khuẩn. Tác dụng sát khuẩn cũng rất ngắn, chỉ duy trì được 1-2 phút và giảm tác dụng trên các vết thương nhiều dịch. Thêm nữa,dù không gây tổn thương mô, cồn gây cảm giác đau rát nên người bệnh rất khó chịu, đặc biệt là đối với trẻ em.

3. Chế phẩm chứa iod

o   Tác dụng sát khuẩn chính dựa trên ion iod tự do làm kết tủa protein và phân hủy các enzyme của vi sinh vật. Tuy nhiên, Iod gây nhuộm màu vết thương và khiến da bị nhạy cảm với ánh sáng nên cần hạn chế dùng ở vết thương sâu, rộng hoặc vết thương ở vùng đầu mặt cổ. Iod hoạt động kém hiệu quả trong môi trường nhiều dịch nhầy, do đó, không dùng trên vết thương tiết dịch hoặc nhiều mủ bẩn.

o   Iod tự do rất dễ biến chất nên thường được chế tạo dưới dạng chất mang như:

§  Cồn iod:

·       Là dung dịch iod, Kali iod trong cồn 70. Sự kết hợp này làm tăng khả năng sát khuẩn so với cồn nguyên chất đồng thời kéo dài thời gian sát khuẩn hiệu quả. Tuy nhiên, nó mang đến nhược điểm của cả hai thành phần.

§  Poviddin iodin:

·       Thành phần chính là iodin trên chất mang dạng polyvinyl, nồng độ thường dùng từ 5-10%. Do được mang trên gốc vinyl giúp kéo dài thời gian phóng thích iod, tác dụng sát khuẩn có thể kéo dài đến 30 phút. Dung dịch không chứa cồn nên không gây đau rát khi dùng. Nhờ khắc phục được nhược điểm của các sản phẩm thế hệ trước và giá thành tương đối rẻ, povidin iodin được sử dụng rộng rãi cho nhiều loại vết thương như: vết mổ, vết trầy xước, vết cắt…..

4. Nước oxy già ( Hydroperoxid H2O2):

 Là dung dịch của hydroperoxide trong nước cất, nồng độ dùng cho vết thương khoảng 3%. Khi tiếp xúc sẽ bị phân hủy bởi men catalase trên bề mặt tế bào, peroxid giải phóng khí oxy tự do gây phá hủy tế bào mà nó tiếp xúc. Phản ứng gây hiện tượng trào bọt trên vết thương giúp đẩy các bụi bẩn, dịch và mủ ra khỏi vết thương. Do đó, nước oxy già rất hiệu quả trên các vết thương nhầy mủ, hoại tử, vết thương nhiều bùn đất và dị vật. Tuy nhiên do đặc tính oxy hóa rất mạnh gây tổn thương mô và nguyên bào sợi, oxy già làm vết thương chậm lành và cảm giác xót rất dữ dội khi dùng. 

5. Thuốc tím (kalipemanganate)

Được dùng từ những năm 1860s, thuốc tím là một trong những loại dung dịch rửa vết thương lâu đời nhất. Chế phẩm thường ở dạng bột, màu tím than. Khi dùng, cần pha loãng với nước cất tỉ lệ 1/10.000. Do khả năng sát khuẩn yếu, dễ gây kích ứng da, quá trình pha loãng và sử dụng phức tạp, khó bảo quản nên thuốc tím hầu như không được dùng trong chăm sóc vết thương.

6. Thuốc đỏ (merbromin)

Rất phổ biến ở Việt Nam thời kỳ sau giải phóng, tuy nhiên, do nguy cơ ngộ độc thủy ngân trong thành phần và sự ra đời của các chế phẩm khác an toàn hơn tiện dụng hơn, thuốc đỏ đã không còn được sử dụng nữa.

7. PHMB và Betain 

Gồm hỗn hợp Polyhexamethylen biguanide có tác dụng kháng vi sinh vật và Betain là chất hoạt động bề mặt. Cả hai thành phần phối hợp làm phá hủy màng biofilm trên vết thương và ức chế vi khuẩn hoạt động. Do đó, dung dịch này có khả năng làm sạch rất tốt mà không gây đau rát hay kích ứng vết thương. Dung dịch đặc biệt hiệu quả trên các vết thương mạn tính, có dịch nhầy bám dính vào nền vết thương.

 

Tuy nhiên, dung dịch cần thời gian tiếp xúc với bề mặt vết thương từ 15-30 phút mới đạt hiệu quả và giá thành khá cao.

8. Dung dịch chứa hypochlorous

Hoạt chất chính là dạng ion của acid hypochlorous (HClO). Acid có khả năng ức chế vi khuẩn, phá vỡ màng biofilm nên có tác dụng làm sạch vết thương rất hiệu quả. Đồng thời, HCLO có thành phần gần giống với dịch nội sinh nên không gây kích ứng hay tổn hại mô lành và không gây đau rát khi sử dụng. Khi ở môi trường có độ PH trung tính đến kiềm, tác dụng của dung dịch bị giảm mạnh, do đó, cần dung trì lượng dịch đủ lâu và đủ nhiều trên vết thương để đảm bảo hiệu quả.  Hypochlorous thường được dùng tưới rửa cùng hệ thống hút rửa VAC cho các vết thương nặng, khó lành. Chế phẩm chứa HClO dùng trong y tế có giá thành tương đối cao nên ít được sử dụng thường quy.

 

Khả năng

Làm  sạch

Khả năng sát khuẩn

gây tổn thương mô lành

Tác dụng phụ toàn thân

Tác dụng phụ tại chỗ

Gía rẻ

Biệt dược thường dùng

Nước muối sinh lý

+

+++

Natri clorua

0,9%

Cồn

+

+

++

Cồn 70 độ

Chế phẩm

Chứa iod

++

+

+

Cồn iod 5%

Povidin iodine 10%

Oxy già

++

+

++

++

++

Oxy già 3%

Thuốc tím

+

+

+

+++

Thuốc tím

Thuốc đỏ

+

+

++

+

++

Thuốc đỏ 1%

PHMB & Betain

+++

++

Protosan

Hypochlorous

++

++

Dizigone

Từ bảng tổng hợp trên, dung dịch an toàn và hiệu quả nhất để dùng cho vết thương tại nhà là nước muối sinh lý. Dung dịch này phù hợp với các vết thương dạng vết cắt, vết trầy xước nhỏ…, có thể kết hợp với các loại băng gạc phù hợp. Không nên tự ý sử dụng các dung dịch có tính sát khuẩn trên vết thương. Nếu vết thương sưng, nóng, đỏ, đau, chậm lành thì nên tham khảo ý kiến của nhân viên y tế để được chăm sóc hiệu quả nhất. Việc tự ý xử lý các vết thương phức tạp có thể khiến tổn thương lan rộng, nhiễm trùng và khó điều trị hơn.

Chúng tôi hy vọng những kiến thức trên đây sẽ giúp bạn đọc có thêm kiến thức để nâng cao sức khỏe!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *